Nano bạc còn là một nguyên liệu rất mới tại Việt Nam. So với thế giới việc sử dụng nano bạc để sản xuất các sản phẩm ở nước ta chưa có nhiều. Một phần là do giá thành, kĩ thuật và người dùng còn e ngại Nano bạc có độc không? Có an toàn khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ có thai không?…Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời
Mục lục
Sơ lược về lịch sử ứng dụng Nano bạc trong Y dược
Từ xa xưa, ở phương Đông cũng như phương Tây, đã đều sử dụng bạc trong y học.
Hippocrates (460 TCN-380,370 TCN ), Ông tổ ngành Y phương Tây đã từng viết “Bạc có tính chất ngăn ngừa và chống lại một số loại bệnh”. Còn ở Phương Đông bạc như một kim chỉ nam về sức khỏe, bạc đen đi nếu hệ nội tiết kém,..
Tuy nhiên trong y học hiện đại đến năm 1920, FDA(Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) mới chính thức thông qua cho phép sử dụng muối bạc như chất kháng khuẩn.Tuy nhiên, sau này muối bạc không được ứng dụng phổ biến vì sự phát triển của các chất kháng sinh, độc tính với tế bào của bạc.
Tuy nhiên hiện nay, dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì Nano bạc ra đời với các tác dụng vượt trội và an toàn hơn so bạc. Được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực y tế: Phủ các chi tiết xương nhân tạo,ống thông, điều trị nhiễm khuẩn sinh dục tiết niệu, băng điều trị vết thương như bỏng, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp,…Công nghệ nano được sử dụng để sản xuất các loại khẩu trang nano bạc kháng khuẩn, nước rửa tay nano bạc, các loại máy khử trùng…
Với các đóng góp trên có thể thấy được rằng các hạt Nano bạc không có hại với cơ thể nếu được điều chế đúng cách.
Nano bạc có độc không theo các nghiên cứu khoa học
Các thử nghiệm độc tính của Nano bạc là chứng minh khoa học nhất về việc Nano bạc có độc không.
Các thử nghiệm độc tính của Nano bạc trên invitro
Theo Bách khoa toàn thư về công nghệ Nano đưa ra các nghiên cứu cho thấy rằng Nano bạc có khả năng gây độc cho một số loại tế bào người như: tế bào đơn nhân máu ngoại biên, dòng tế bào biểu mô phế nang, tế bào sừng, đại thực bào,… Một số dòng tế bào của chuột như đại thực bào, tế bào thần kinh gan, tế bào thần kinh và tế bào mầm.
Các độc tính này chưa được làm rõ cơ chế. Tuy nhiên, phần lớn các công bố cho rằng sự biến đổi của độc tính của Nano Bạc có liên quan đến một số đặc điểm như phương pháp tổng hợp và độ tinh khiết của Nano Bạc, nồng độ của các ion Ag được giải phóng từ hạt nano và các đặc tính hóa lý của hạt nano như kích thước, hình dạng và chức năng bề mặt.
Các thử nghiệm độc tính của Nano bạc trên in vivo
Trong bài báo Hạt nano trong các ứng dụng y tế: tổng hợp, hiệu suất và độc tính của Tạp chí Quốc tế về Nanomedicine đưa ra các thử nghiệm độc tính của Nano bạc trên in vivo cho thấy:
- Các thí nghiệm hít và thấm Nano bạc vào chuột cống có thể phát hiện được dưới dạng siêu mịn (14,6 ± 1,0nm) xuất hiện trong phổi và sau đó được phân phối vào máu và các cơ quan khác, như tim, gan, thận và thậm chí cả não. Việc hấp thụ các Nano bạc qua đường uống cũng gây tích tụ trong não, lá lách, gan, thận, dạ dày, tuyến nước bọt, da và tim, nhưng thì nghiệm cho thấy khi uống hạt nano bạc kích thước trung bình 60nm trong 28 ngày độc tính di truyền không đáng kể sau .
- Các Nano có kích thước nhỏ hơn 12nm gây ra tác dụng ức chế miễn dịch và gây viêm trên cá sau 96 giờ và phá hủy DNA, và gây ra sự tăng sinh trong các dòng tế bào của cá ngựa vằn
- Dù vậy bạc không phải là nguyên nhân gây tổn thương thần kinh, mặc dù bạc đã được tìm thấy ở vùng dây thần kinh ở da. Nano bạc có thể được bài tiết qua tóc, nước tiểu và phân .
Tuy nhiên, các thí nghiệm tế bào in vitro và các thí nghiệm trên động vật đều được thử nghiệm trong thời gian ngắn khiến hạn chế của các nghiên cứu về độc tính nano in vivo. Chúng ta không thể hiểu được toàn bộ độc tính của Nano bạc.
Thực tế lâm sàng Nano bạc có độc không?
Thử nghiệm lâm sàng “Nghiên cứu tiếp xúc các hạt nano bạc thương mại được định lượng bằng đường uống” với 60 người, các hạt bạc kích thước nano 10ppm và 32 ppm thấy rằng:
- Không có thay đổi quan trọng nào về mặt lâm sàng trong các biện pháp chuyển hóa, huyết học hoặc phân tích nước tiểu được xác định.
- Không có thay đổi hình thái nào được phát hiện ở phổi, tim hoặc các cơ quan trong ổ bụng.
- Không có thay đổi đáng kể nào được ghi nhận trong các loại oxy phản ứng phổi hoặc tạo cytokine tiền viêm.
Như vậy, tiếp xúc bằng đường uống với các dung dịch hạt bạc kích thước nano thương mại này không tạo ra những thay đổi quan trọng về mặt lâm sàng trong chuyển hóa, huyết học, nước tiểu, phát hiện vật lý hoặc hình thái học của con người.
Nano bạc có độc không khi sử dụng cho người
Để xác định Nano bạc có độc không khi sử dụng cho người:
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định được liều lượng bạc tối đa mà con người sử dụng không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe là 10g (nếu hấp thụ từ từ). Nghĩa là, sức khỏe của bạn hoàn toàn được đảm bảo nếu trong suốt cuộc đời mình (70 tuổi),lượng hấp thu bạc của bạn qua ăn, uống dưới 10g bạc.
- Còn năm 1991, Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ EPA đưa ra khái niệm liều chuẩn RFD (reference dose) về lượng bạc được phép hấp thụ mỗi ngày mà không tác động xấu cho sức khỏe trong suốt cuộc đời là 5mg/kg/ngày. Như vậy, tính ra một người có trọng lượng 45-50kg được phép tiếp nhận vào người tối đa 225-250mg bạc mỗi ngày.
Như vậy, Nano bạc không độc hại nếu người dùng có thể kiểm soát được liều lượng, cách dùng.
Nano bạc có độc không khi sử dụng ngoài da, niêm mạc
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm chăm sóc vết thương y tế trên thị trường sử dụng các hạt nano bạc: bông, băng, gạc hoặc kem bôi da. Đã có chứng minh cho thấy, trong trường hợp vật liệu băng vết thương tráng bạc được áp dụng cho vùng da bị tổn thương, các hạt nano bạc 15 nm tích hợp sẽ được hấp thụ vào da từ sản phẩm này. Sau một tuần điều trị tại chỗ, số lượng bạc tăng lên có thể được phát hiện trong huyết tương và nước tiểu của bệnh nhân mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Việc sử dụng Nano bạc bôi da sẽ có tác dụng tại chỗ và không gây ra độc với người sử dụng.
Nano bạc có uống được không?
Việc Nano bạc sử dụng qua đường uống đã có nhiều khuyến cáo và thử nghiệm như:
- Năm 1991, Tổ chức EPA (Cục bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ) đã xác định tiêu chuẩn nồng độ bạc tối đa cho phép trong nước uống của Mỹ là 100mg/lít.
- Còn cộng đồng châu Âu áp dụng tiêu chuẩn tối đa cho phép là 0.05mg/lít (ESPA).
- Trong các thử nghiệm lâm sàng cũng đã thấy Nano bạc tiếp xúc qua đường uống không thay đổi quan trọng về mặt lâm sàng.
Từ đó, bạn thấy rằng việc sử dụng Nano bạc để uống cần phải có sự tính toán, nghiên cứu thì sử dụng Nano bạc rất an toàn
Một số tác dụng khi sử dụng Nano bạc
Tuy còn nhiều tranh cãi về Nano bạc có độc hay không, nhưng tác dụng vượt trội của Nano bạc không thể phủ nhận:
Với 1 lượng Nano bạc khoảng 1mg/L đã có khả năng tiêu diệt hoàn toàn hơn 650 chủng vi sinh vật. Không những thế dựa vào cơ chế kháng khuẩn không đặc hiệu mà Nano bạc có thể tiêu diệt được cả những vi khuẩn, virus đã kháng thuốc như Vibrio cholera (phẩy khuẩn tả), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng),Porphyromonas gingivalis,Escherichia coli,…..Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng Nano bạc còn có khả năng chống viêm và làm lành vết loét trên niêm mạc.
Tác dụng chống viêm, lành vết loét
Nano bạc có tác dụng điều tiết các cytokin giảm các yếu tố gây viêm hạn chế tình trạng viêm quá mức khiến tổn thương các mô.
Ngoài ra, Nano bạc còn thúc đẩy biệt hóa nguyên bào sợi tổng hợp và tiết collagens làm lành nhanh các tổn thương, tránh để sẹo.
Nano bạc có rất nhiều công dụng tuyệt vời, việc phát triển sử dụng Nano bạc như một xu hướng mới và tất yếu trong y học. Việc sử dụng Nano bạc có độc không đã được các nghiên cứu và thí nghiệm đều chỉ ra rằng: các hình dạng, kích thước, độ tinh khiết của từng loại Nano bạc sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các chức năng và nguy cơ độc tính có thể xảy ra đối với con người. Nếu các sản phẩm Nano bạc được điều chế tốt thì sẽ hoàn toàn an toàn.